SẢN PHẨM CHÍNH

Sản phẩm mủ cao su thiên nhiên: SVR 3L đạt tiêu chuẩn TCVN 3769: 2016.

SVR 3L

Sản phẩm mủ cao su thiên nhiên: SVR CV60 đạt tiêu chuẩn TCVN 3769: 2016.

SVR CV60

Sản phẩm mủ cao su thiên nhiên: SVR CV50 đạt tiêu chuẩn TCVN 3769: 2016.

SVR CV50

Sản phẩm mủ cao su thiên nhiên: SVR 10 đạt tiêu chuẩn TCVN 3769: 2016.

SVR 10

THÔNG TIN THAM KHẢO ĐỊNH KỲ VỀ THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN THÁNG 12/2019

Trong tháng 12/2019, giá lúa, gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL) diễn biến tăng, giảm trái chiều. Giá cà phê tăng do khả năng đàm phán
thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sớm có kết quả bước đầu đã làm đồng đô la Mỹ
giảm trở lại, thúc đẩy các quỹ và nhà đầu cơ tăng mua hàng hóa nói chung, góp phần
hỗ trợ giá cà phê cả hai sàn kỳ hạn nối tiếp đà hồi phục sau dự báo sản lượng toàn cầu
bị thiếu hụt. Giá lợn hơi trong nước biến động tăng mạnh do nguồn cung giảm trong
khi nhu cầu tăng cao về thời điểm cuối năm. Vào tháng 9/2019, giá gà giảm mạnh
khiến nhiều cơ sở chăn nuôi đua nhau bán để cắt lỗ nên nguồn cung giảm mạnh tới 30-
40% đã đẩy giá gà tăng trở lại.
Trong khi đó, trong tháng 12/2019, giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL có xu
hướng giảm do thị trường giao dịch chậm, các công ty chủ yếu thu hoạch cá trong vùng
nuôi của doanh nghiệp và thu mua theo hợp đồng liên kết với các hộ nuôi cá. Giá tôm
thẻ chân trắng tăng do cầu vượt cung đối với tôm thẻ do người dân chuyển qua nuôi
tôm sú nhiều hơn khiến lượng tôm thẻ ít hơn so với nhu cầu; hơn nữa, các doanh
nghiệp cần nguồn nguyên liệu để xuất sang Trung Quốc theo đường chính ngạch nên
dẫn đến cầu vượt cung.
Tính cả năm 2019, giá lúa tại ĐBSCL diễn biến theo chiều hướng tăng nhẹ. Giá
cà phê giảm do thị trường chịu áp lực từ dư thừa nguồn cung toàn cầu và người trồng
cà phê Brazil tăng cường bán ra. Giá tiêu giảm do áp lực dư cung trên thị trường thế
giới tiếp tục tăng trong khi tồn kho của các nước sản xuất lớn vẫn còn nhiều.
Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 12/2019 ước đạt gần 4 tỷ USD,
đưa tổng giá trị xuất khẩu năm 2019 ước đạt 41,3 tỷ USD, tăng 3,2% so với năm 2018.
Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 18,5 tỷ USD, giảm
5,3%; Giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 8,63 tỷ USD, tăng 2,7%; Giá trị xuất khẩu
chăn nuôi ước đạt 0,71 tỷ USD, tăng 10,6%; Giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản

Thông tin tham khảo – Các ý kiến đóng góp, góp ý, xin gửi về This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. hoặc This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
2
chính ước đạt 11,2 tỷ USD, tăng 19,2%. Năm 2019, năm thị trường xuất khẩu các mặt
hàng nông lâm thủy sản chính của Việt Nam là Trung Quốc và Hồng Kông, Mỹ, EU,
ASEAN và Nhật Bản chiếm thị phần lần lượt là 27,8% (giá trị giảm 0,6% so với năm
2018), 21,9% (+10,8%), 11,4% (-5,3%), 9,8% (+2,8%) và 8,7% (+9,1%).
Trong khi đó, giá trị nhập khẩu nông, lâm, thủy sản tháng 12/2019 đạt 2,4 tỷ
USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu năm 2019 đạt 30,9 tỷ USD, giảm 1,6% so với năm
2018. Trong đó, giá trị nhập khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản chính ước đạt 25,62
tỷ USD, giảm 2,3%; Giá trị nhập khẩu chăn nuôi ước đạt gần 3,73 tỷ USD, tăng 20,4%.
Mười một tháng đầu năm 2019, ba thị trường nhập khẩu chính là: Trung Quốc và Hồng
Kông, Hoa Kỳ, Argentina chiếm thị phần lần lượt là 15,5% (giá trị tăng 10,8% so với
cùng kỳ năm 2018), 10,7% (+6,9%) và 9,6% (+29,5%).


DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG MỘT SỐ NÔNG SẢN CHỦ LỰC
1. Lúa gạo:
Trên thị trường thế giới, giá xuất khẩu gạo Ấn Độ đã tăng nhẹ trở lại từ mức
thấp trong 3 năm do các nhà xuất khẩu tăng giá để bù đắp cho đồng rupee tăng, trong
khi nguồn cung thấp và nhu cầu tăng từ Cuba, Iraq và Philippin đã đẩy giá gạo Việt
Nam tăng lên. Gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ được chào bán ở mức 358 - 363 USD/tấn,
tăng nhẹ so với 356 – 361 USD/tấn đầu tháng 12và là mức thấp nhất kể từ tháng
1/2017. Giá gạo 5% tấm của Việt Nam ở mức 350 USD/tấn, tăng nhẹ so với mức 345
USD/tấn đầu tháng. Giá gạo tiêu chuẩn 5% tấm của Thái Lan ít thay đổi ở mức 397 -
411 USD/tấn, so với 397 - 410 USD/tấn đầu tháng.
Giá lúa, gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) diễn biến tăng,
giảm trái chiều trong tháng 12. Theo hệ thống cung cấp giá tại địa phương, tại An
Giang, lúa IR50404 giảm 100 đ/kg, từ 4.700 đ/kg xuống 4.600 đ/kg, lúa OM 5451 giữ
ở mức 5.300 đ/kg; gạo IR50404 ở mức 10.000 đ/kg; gạo chất lượng cao ở mức 13.000
đ/kg; gạo thơm đặc sản jasmine ở mức 14.000 đ/kg. Tại Vĩnh Long, lúa ướt IR50404
tăng 100 đ/kg lên mức 4.300 đ/kg; trong khi lúa khô giảm 200 đ/kg xuống 4.600 đ/kg;
lúa hạt dài tăng 100 đ/kg lên mức 5.150 đ/kg (lúa ướt); giảm 200 đ/kg xuống 5.300
đ/kg (lúa khô); gạo IR50404 ở mức 12.000 đ/kg; gạo Jasmine ở mức 14.000 đ/kg. Tại
Kiên Giang, lúa IR50404 ổn định ở mức 5.400 đ/kg; lúa OM 4218 tăng 100 đ/kg lên
mức 5.600 – 5.800 đ/kg; lúa OM 6976 tăng 300 đ/kg lên mức 5.900 – 6.000 đ/kg.
Tính trong cả năm 2019, giá lúa tại ĐBSCL diễn biến theo chiều hướng tăng
nhẹ. Tại An Giang, giá lúa vụ Thu Đông ở thời điểm hiện tại đang tương đương giá lúa
Đông Xuân hồi đầu năm, phổ biến ở mức 4.600 – 4.700 đ/kg (lúa ướt), lúa Hè Thu giá
thấp hơn dao động từ 3.900 – 4.300 đ/kg.
Khối lượng gạo xuất khẩu tháng 12/2019 ước đạt 474 nghìn tấn với giá trị đạt
214 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo năm 2019 ước đạt 6,34 triệu tấn và 2,79
tỷ USD, tăng 3,9% về khối lượng nhưng giảm 9,7% về giá trị so với năm 2018.


Philippin đứng vị trí thứ nhất về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 11 tháng
đầu năm 2019 với 31,5% thị phần, đạt 1,97 triệu tấn và 813,3 triệu USD, gấp 2,55 lần
về khối lượng và gấp 2,34 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Các thị trường có giá
trị xuất khẩu gạo tăng mạnh là: Xenegal (gấp 9,86 lần), Bờ Biển Ngà (tăng 78,6%), Đài
Loan (tăng 31%), Hồng Kông (tăng 28,3%) và Tanzania (tăng 26,6%). Giá gạo xuất
khẩu bình quân 11 tháng đầu năm 2019 đạt 439 USD/tấn, giảm 12,7% so với cùng kỳ
năm 2018.
Về chủng loại xuất khẩu, trong 11 tháng đầu năm 2019, giá trị xuất khẩu gạo
trắng chiếm 45,5% tổng kim ngạch; gạo jasmine và gạo thơm chiếm 40,3%; gạo nếp
chiếm 7,3%; và gạo japonica và gạo giống Nhật chiếm 6,5%. Các thị trường xuất khẩu
gạo trắng lớn nhất của Việt Nam là Phillipines (47,5%), Malaysia (12,1%) và Cuba
(11,4%). Với gạo Jasmine và gạo thơm, thị trường xuất khẩu lớn nhất là Phillipines
(21,5%), Bờ Biển Ngà (17,7%) và Ghana (15,1%). Về gạo nếp, thị trường xuất khẩu
lớn là Trung Quốc (50,8%), Phillipines (18,1%) và Malaysia (11,8%). Với gạo
Japonica và gạo giống Nhật, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Singapore
(20,7%), Papua New Guinea (9,4%) và quần đảo Solomon (8,5%).
Như đã đề cập trong tháng trước, do trữ lượng gạo lưu kho nắm giữ bởi Cơ quan
Thu mua Lương thực Indonesia (Bulog) đang ở mức rất lớn, cụ thể tới tháng 11/2019,
trữ lượng nước này nắm giữ đã lên đến 2,25 triệu tấn, Indonesia đang hướng tới chính
sách giảm nhập khẩu, giảm trữ lượng hàng năm xuống còn 1,3 triệu tấn. Trong tháng
12/2019, chính phủ Indonesia cho biết thêm nước này quyết định sẽ chuyển đổi từ
chuyên nhập khẩu sang thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu gạo từ năm 2020. Mục tiêu đặt
ra là từ 100 – 500 nghìn tấn, rất cao so với mức xuất khẩu trung bình trong khoảng 10
năm nay của nước này là 1100 tấn/năm.
Chính phủ Campuchia đã quyết định trợ cấp thêm 50 triệu USD (tương đương
1,16 nghìn tỷ VND) để khuyến khích doanh nghiệp và HTX lúa gạo mở rộng lượng lưu
kho trong vụ đông-xuân 2019/2020. Ngân sách này sẽ được phân bổ thông qua Ngân
hàng Phát triển Nông thôn Campuchia (RDB), các doanh nghiệp và HTX có thể vay
tiền bằng cách thế chấp lượng gạo dự định sẽ thu mua từ nông dân. Hỗ trợ trên của
chính phủ Campuchia có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp hệ thống thương mại có đủ
vốn để tích trữ hàng hóa và thúc đẩy xuất khẩu, đặc biệt trong bối cảnh thêm 18 công
ty gạo của Campuchia được cấp giấy phép xuất khẩu gạo sang Trung Quốc, đưa tổng
số công ty gạo Campuchia được xuất khẩu sang thị trường này lên 44 công ty. Dự báo
trong năm 2020, thương mại gạo giữa Campuchia và Trung Quốc có thể sẽ tăng trưởng
mạnh.
2. Rau quả
Tháng 12/2019 là thời điểm gần Tết Nguyên đán, thị trường trái cây khá sôi
động với nguồn cung có xu hướng tăng đáp ứng nhu cầu tăng mạnh vào thời điểm này.


Trong đó, phải kể đến thanh long đang tăng giá lên 15.000 đ/kg, gấp đôi so với cách
đây 2 tháng và có thể còn đắt hơn nữa vào sát Tết. Giá thanh long ruột đỏ dự báo sẽ
còn tăng mạnh và có thể cán mốc 30.000 - 35.000 đ/kg khi nhu cầu thị trường tết tăng
cao.
Tại hầu hết các nhà vườn trong tỉnh Trà Vinh, các loại trái cây bán Tết như
bưởi, quýt đường, xoài, thanh long… được thương lái ký kết thu mua với giá cao hơn
Tết năm trước từ 5.000 - 7.000 đ/kg. Cụ thể, bưởi da xanh có giá là 30.000-32.000đ/kg;
quýt đường 35.000-40.000đ/kg.
Sau một thời gian giảm mạnh, giá mít tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL hiện
tăng trở lại từ 15.000 - 16.000 đ/kg so với cách nay hơn 1 tháng. Tại TP Cần Thơ và
nhiều tỉnh lân cận như Vĩnh Long, Hậu Giang…hiện mít loại 1 (mít giống Thái, loại từ
9 kg/trái trở lên) có giá 36.000 - 37.000 đồng/kg; mít loại 2 (từ 6kg đến dưới 9kg/trái)
có giá 26.000 - 27.000 đồng/kg; còn mít loại 3 (từ 5kg đến dưới 6kg/trái) có giá khoảng
19.000 - 20.000 đồng/kg. Giá mít tăng mạnh do đang được tiểu thương và doanh
nghiệp đẩy mạnh thu mua để phục vụ xuất khẩu, nhất là xuất khẩu trái tươi sang thị
trường Trung Quốc. Dự báo giá mít có có khả năng tăng do nhu cầu tiêu thụ tăng trong
những tháng cuối năm và dịp Tết 2020, trong khi lượng mít tới lứa thu hoạch tại nhiều
vườn mít đang hạn chế.
Giá trị xuất khẩu rau quả tháng 12 năm 2019 ước đạt 320 triệu USD, đưa giá trị
xuất khẩu rau quả năm 2019 ước đạt 3,74 tỷ USD, giảm 1,9% so với năm 2018. Trung
Quốc đứng vị trí thứ nhất về thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong 11 tháng
đầu năm 2019 với 65,7% thị phần. Xuất khẩu rau quả sang thị trường này trong 11
tháng đầu năm 2019 đạt 2,24 tỷ USD, giảm 13,2% so với cùng kỳ năm 2018. Tiếp đến
là Hoa Kỳ đạt 137,7 triệu USD (chiếm 4%), tăng 9,2%; Hàn Quốc đạt 119,4 triệu USD
(chiếm 3,5%), tăng 14,2%; Nhật Bản đạt 112,4 triệu USD (chiếm 3,3%), tăng 14,4%;
Hà Lan đạt 73,8 triệu USD (chiếm 2,2%), tăng 34,8% … so vớí cùng kỳ năm 2018.
Mười một tháng đầu năm 2019, các thị trường có giá trị xuất khẩu rau quả tăng mạnh là
Lào (gấp 6,7 lần), Hồng Kông (gấp 3,2 lần), Đài Loan (tăng 69,9%), Thái Lan (tăng
47%). Giá trị xuất khẩu giảm do nhiều mặt hàng xuất khẩu chính giảm mạnh như thanh
long đạt 1,1 tỷ USD (chiếm 31,3%), giảm 5,2%; sầu riêng đạt 215,6 triệu USD (chiếm
6,2%), giảm 20,4%; măng cụt đạt 168,6 triệu USD, giảm 1,3%; dừa đạt 123,1 triệu
USD, giảm 31,3%; nhãn đạt 113 triệu USD, giảm 58,6%; ớt đạt 59,6%, giảm 47,8%,
nấm hương đạt 51,5 triệu USD, giảm 56,7%; …so với cùng kỳ năm 2018.
Giá trị nhập khẩu mặt hàng rau quả tháng 12/2019 ước đạt 123 triệu USD, đưa
tổng giá trị mặt hàng rau quả nhập khẩu năm 2019 ước đạt 1,75 tỷ USD, tăng 0,3% so
với năm 2018. Trong đó, mặt hàng rau ước đạt 646 triệu USD, tăng 10,1%; mặt hàng
quả đạt 1,1 tỷ USD, giảm 4,1%. Thái Lan là thị trường Việt Nam nhập khẩu rau quả
nhiều nhất, đạt 464,2 triệu USD, chiếm 28,6%, giảm 26,8% so với cùng kỳ năm 2018
(634,4 triệu USD). Tiếp đến là Trung Quốc đạt 420,4 triệu USD, chiếm 25,9%, tăng


7,7%; Hoa Kỳ đạt 261,7 triệu USD, chiếm 16,1%, tăng 47,6%; Australia đạt 102,8
triệu USD, chiếm 6,3%, tăng 3,1%; … so với cùng kỳ năm 2018. Trong 11 tháng đầu
năm 2019 giá trị nhập khẩu rau quả tăng mạnh nhất là Chi Lê, ngược lại thị trường có
giá trị nhập khẩu rau quả giảm mạnh nhất là Lào.
3. Sắn
Xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn tháng 12/2019 ước đạt 286 nghìn tấn
tương đương với 117 triệu USD, lũy kế xuất khẩu sản và các sản phẩm từ sắn năm
2019 đạt 2,5 triệu tấn tương ứng với 973 triệu USD, tăng 3,2% về khối lượng và tăng
1,6% về giá trị so với năm 2018. Giá xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn bình quân năm
2019 ước đạt 386 USD/tấn, giảm 2,3% so với cùng kì năm trước.
Về cơ cấu sản phẩm, năm 2019, tinh bột sắn chiếm 85% và sắn lát chiếm có
15% tổng khối lượng xuất khẩu. Cụ thể, xuất khẩu sắn lát năm 2019 ước đạt 374 nghìn
tấn, tương đương 78 triệu USD, giảm 47% về lượng và 48% về giá trị so với năm 2018.
Giá xuất khẩu trung bình sắn lát đạt 208,5 USD/tấn, giảm 3% so với cùng kì năm
trước. Xuất khẩu tinh bột sắn năm 2019 đạt 2,1 triệu tấn và 895 triệu USD, tương
đương tăng 23% về lượng và 11% về giá trị so với năm 2018. Trong đó, giá xuất khẩu
bình quân tinh bột sắn giảm nhẹ, đạt 420,5 USD/tấn, giảm 10% so với cùng kì năm
trước.
Về cơ cấu thị trường, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chính trong năm
2019, chiếm tới 89,2% thị phần, tăng 0,6% về khối lượng nhưng giảm 1% về giá trị so
với năm 2018. Theo sau là các thị trường Hàn Quốc (với tỷ trọng 3,1%), Đài Loan
(1,5%), Malaysia (1,2%), Philipin (1,2%). Nhu cầu nhập khẩu sắn lát và tinh bột sắn
của Trung Quốc từ Việt Nam đang có xu hướng giảm. Ngoài ra, Trung Quốc ngày càng
tăng cường kiểm soát nghiêm ngặt các quy định về nhãn mác, bao bì, thông tin sản
phẩm tinh bột sắn Việt Nam và siết chặt nhập khẩu qua kênh biên mậu.
Giá sắn nguyên liệu trong nước có xu hướng tăng trong tháng cuối năm 2019 do
nguồn cung khan hiếm. Cụ thể, giá sắn củ tươi tháng 12/2019 tại Tây Ninh là 2.700-
2.800 đồng/kg tăng 50 đồng/kg so với tháng 11/2019, tại Kon Tum là 2.000-2.100
đồng/kg tăng 50 đồng/kg. Tình hình thời tiết diễn biến thất thường, nắng nóng kéo dài
đã khiến nhiều diện tích sắn trên khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên bị
hạn nặng. Bên cạnh đó, bệnh khảm lá sắn bùng phát và lan rộng làm cho sản lượng và
chất lượng sắn đều bị suy giảm nghiêm trọng.
Trong năm 2020, Trung Quốc sẽ tiếp tục điều chỉnh giảm thuế VAT với tinh bột
sắn nhập chính ngạch từ 13% xuống còn 10% khiến cho giá tinh bột sắn xuất qua khu
vực biên mậu trở nên kém cạnh tranh hơn. Hiện tại, nguồn cung sắn lát vụ 2019/2020
tiếp tục giảm do đầu vào khan hiếm và các nhà máy chế biến tinh bột sắn đẩy mạnh thu
mua. Bên cạnh đó, giá ngô và giá lúa mì cũng tăng cao nên nhu cầu sản phẩm thay thế


là sẵn lát trong năm 2020 cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi cũng được đánh giá sẽ
tốt hơn.
4. Cà phê
Xuất khẩu cà phê tháng 12/2019 ước đạt 126 nghìn tấn với giá trị đạt 218 triệu
USD, lũy kế xuất khẩu cà phê năm 2019 ước đạt 1,59 triệu tấn và 2,75 tỷ USD, giảm
15,2% về khối lượng và giảm 22,4% về giá trị so với năm 2018. Đức và Hoa Kỳ tiếp
tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm
2019 với thị phần lần lượt là 12,9% và 8,7%. Ngoại trừ thị trường Philippine có giá trị
xuất khẩu cà phê tăng (9,4%), hầu hết các thị trường chính đều giảm so với cùng kỳ
năm 2018. Giá cà phê xuất khẩu bình quân 11 tháng đầu năm 2019 đạt 1.724 USD/tấn,
giảm 8,9% so với cùng kỳ năm 2018.
Trong tháng 12/2019, giá cà phê thế giới có xu hướng tăng nhẹ. Chỉ số giá cà
phê tổng hợp ICO tăng lên xấp xỉ 2.559,35 USD/tấn từ 2.491,88 USD/tấn vào đầu
tháng. Tuy vậy, các chỉ số giá hợp phần biến động trái chiều. Chỉ số giá cà phê Brazil
Naturals (Arabica) tăng từ 2.604,76 USD/tấn lên 2.820,81 USD/tấn. Chỉ số giá cà phê
Robustas giảm từ 1.632,30 USD/tấn còn 1.597,25 USD/tấn.
Chỉ số giá cà phê tổng hợp ICO tháng này nhiều khả năng cao hơn so với bình
quân của tháng trước (11/2019). Chỉ số giá cà phê tổng hợp ICO tháng 11/2019 bình
quân 2.364,02 USD/tấn. Giá cà phê hợp đồng tương lai Robusta (giao tháng 1/2020)
tháng này giảm 89 USD/tấn xuống còn 1.296 USD/tấn so với tháng trước.
Thị trường cà phê trong nước biến động cùng chiều với xu hướng thị trường thế
giới. So với tháng 11/2019, giá cà phê vối nhân xô các tỉnh Tây Nguyên giảm 1.600 –
1.700 đồng/kg xuống còn 31.300 – 31.700 đồng/kg. Trong năm 2019, giá cà phê trong
nước biến động giảm là chủ yếu với mức giảm 2.200 – 2.300 đồng/kg so với cuối năm
2018. Giá cà phê giảm do thị trường chịu áp lực từ dư thừa nguồn cung toàn cầu và
người trồng cà phê Brazil tăng cường bán ra.
Dự báo, trong ngắn hạn, giá cà phê Robusta khó có có khả năng tăng do phần
lớn người trồng cà phê Việt Nam sẽ hoàn tất thu hoạch trước Tết Nguyên Đán. Nhu cầu
tiền mặt tăng cao trong dịp này góp phần gia tăng áp lực bán hàng ở vùng giá thấp hiện
hành. Bên cạnh đó, sản lượng Robusta toàn cầu tăng cao so với vụ trước gây áp lực lên
giá Robusta.
5. Chè
Khối lượng xuất khẩu chè tháng 12/2019 ước đạt 13 nghìn tấn với giá trị đạt 23
triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu chè năm 2019 ước đạt 136 nghìn tấn và 235 triệu
USD, tăng 6,8% về khối lượng và tăng 13,5% về giá trị so với năm 2018.Giá chè xuất
khẩu bình quân năm 2019 ước đạt 1.730 USD/tấn, tăng 6,2% so với năm 2018.


Tính đến tháng 11/2019, Pakistan, Đài Loan, Trung Quốc, Nga và Indonesia vẫn
tiếp tục là 5 thị trường lớn nhất của chè Việt Nam, chiếm 77,4% tổng giá trị xuất khẩu
của Việt Nam. Tuy nhiên, thị phần của các nước này trong tổng xuất khẩu chè của Việt
Nam có sự biến động không đồng nhất so với cùng kỳ năm 2018. Trong khi thị phần
của Pakistan và Trung Quốc tăng lần lượt 3,5% và 1,4% thì thị phần của Đài Loan,
Nga và Indonesia lại giảm lần lượt 0,7%, 0,4% và 0,2%; điều này đã giúp Trung Quốc
vượt vị trí của Nga và trở thành nước nhập khẩu chè lớn thứ 3 của Việt Nam.
Điểm nhấn của xuất khẩu chè trong năm 2019 là sự tăng trưởng mạnh về giá trị
xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Tính đến tháng 11/2019, xuất khẩu chè của Việt
Nam sang Trung Quốc đã đạt 7,6 nghìn tấn, tương đương 22,7 triệu USD, giảm 28,4%
về lượng nhưng tăng tới 24,9% về giá trị so với tổng 11 tháng năm 2018. Theo đó, giá
chè xuất khẩu bình quân sang Trung Quốc trong 11 tháng đầu năm 2019 đạt khoảng
3.002 USD/tấn, tăng 74,3% so với cùng kỳ năm 2018. Giá xuất khẩu tăng chủ yếu do
Trung Quốc đang đẩy mạnh nhập khẩu các loại chè chất lượng cao hơn để đáp ứng thị
hiếu tiêu dùng của người dân tại nước này đối với các dòng sản phẩm cao cấp và sản
phẩm chè thế hệ mới như chè thảo mộc, chè matcha hay chè hoa quả. Các doanh
nghiệp của Việt Nam có thể tận dụng cơ hội này để tăng xuất khẩu các sản phẩm chè
chất lượng cao và các sản phẩm chè có giá trị gia tăng cao sang thị trường này.
Thị trường chè nguyên liệu trong nước vào tháng cuối năm nhìn chung vẫn ổn
định. Tại Thái Nguyên, giá chè cành chất lượng cao giữ mức 200.000 đ/kg, chè xanh
búp khô là 105.000 đ/kg. Tại Lâm Đồng, giá chè cành vẫn giữ ổn định mức 8.600 đ/kg,
giá chè hạt 7.000 đ/kg. Thời điểm này, các hộ trồng chè cũng như cơ sở kinh doanh
đang đẩy mạnh sản xuất, tích trữ sản phẩm chè phục vụ thị trường dịp Tết. Thị trường
chè được dự báo sẽ không có biến động mạnh cho đến sát Tết Nguyên đán. Năm 2019,
giá chè ở thị trường trong nước không có nhiều biến động.
Theo dự báo mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB), chỉ số giá đồ uống dự
kiến sẽ tăng 2% vào năm 2020, sau khi giảm 5% vào năm 2019. Giá các mặt hàng
được sử dụng để làm đồ uống bao gồm chè, ca cao và cà phê đã giảm xuống trong hai
năm qua, thu lợi nhuận từ các nhà bán lẻ nhưng gây áp lực lên các nhà sản xuất. Cụ
thể, giá chè trung bình toàn cầu trong năm 2019 ước đạt khoảng 2,55 USD/kg, giảm
11% so với năm 2018. Nguyên nhân chủ yếu là do sự gia tăng sản lượng chè toàn cầu
nhờ thời tiết thuận lợi ở các nước sản xuất chính, bao gồm Ấn Độ và một số nước sản
xuất thuộc khu vực Đông Phi, cùng với nhu cầu giảm từ một số nước tiêu dùng ở
Trung Đông. Tuy nhiên, giá chè được dự báo sẽ phục hồi trở lại trong giai đoạn tới và
đạt khoảng 2,6 USD/kg vào năm 2020.
6. Tiêu
Khối lượng hồ tiêu xuất khẩu tháng 12/2019 ước đạt 17 nghìn tấn, với giá trị đạt
41 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu hồ tiêu năm 2019 ước đạt 284 nghìn tấn và


715 triệu USD, tăng 23,4% về khối lượng nhưng giảm 5,7% về giá trị so với năm
2018.Năm 2019, giá xuất khẩu hồ tiêu bình quân ước đạt 2.516 USD/tấn, giảm 23,6%
so với năm 2018.
Năm 2019, Mỹ vẫn tiếp tục là thị trường lớn nhất của hồ tiêu Việt Nam, với thị
phần 19,5%. Theo sau là các thị trường Ấn Độ (6,9%), Đức (4,5%), Hà Lan (3,7%),
Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (3,5%), Pakistan (3,5%)…Xuất khẩu hồ tiêu
sang hầu hết các thị trường đều tăng về khối lượng nhưng lại giảm về giá trị, do ảnh
hưởng từ xu hướng giảm giá hồ tiêu trên thế giới.
Điểm nhấn của xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam trong năm 2019 là sự tăng trưởng
đáng kể xuất khẩu sang thị trường Đức về cả khối lượng và giá trị trong bối cảnh giá hồ
tiêu toàn cầu đang có xu hướng giảm. Tính đến tháng 11/2019, xuất khẩu hồ tiêu sang
Đức đã đạt 10,5 nghìn tấn, tương đương 30,3 triệu USD, tăng 40,8% về lượng và tăng
9% về giá trị. Thị phần của Đức trong tổng xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam cũng đã
tăng từ 3,9% (năm 2018) lên 4,5% (năm 2019). Đức tăng nhập khẩu hồ tiêu chủ yếu để
cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, phục vụ nhu cầu tái xuất sang
các nước khác trong khu vực Châu Âu và Mỹ. Trong 10 tháng đầu năm 2019, Đức đã
nhập khẩu gần 28 nghìn tấn hồ tiêu, trong đó có đến 12 nghìn tấn dành cho mục đích
tái xuất. Việt Nam hiện là nguồn cung hồ tiêu lớn thứ 2 của Đức (chỉ sau Brazil) với thị
phần khoảng 38%.
Bên cạnh thị trường Đức, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang các thị trường
gồm Thái Lan, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ cũng có mức tăng trưởng cao. Trong đó, xuất khẩu
hồ tiêu sang Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng đến 89,4% về lượng và tăng 46% về giá trị; xuất khẩu
sang Nga tăng 40,6% về lượng và tăng 10,3% về giá trị; xuất khẩu sang Thái Lan tăng
34,8% về lượng và tăng 0,6% về giá trị.
Đáng chú ý, năm 2019, Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và 28 nước thành
viên EU (EVFTA) đã chính thức được ký kết vào ngày 30/06/2019. Điều này được kỳ
vọng sẽ tạo ra nhiều thuận lợi và cơ hội tốt cho ngành hồ tiêu Việt Nam để thúc đẩy
xuất khẩu hồ tiêu sang khu vực EU, đặc biệt là thị trường Đức. Trong đó, Việt Nam có
thể gia tăng sức cạnh tranh trong khối EU so với các đối thủ nằm ngoài EVFTA nhờ
hàng rào thuế quan được gỡ bỏ. Hiện nay, thị trường EU đang áp dụng mức thuế suất
4% đối với mặt hàng tiêu xay nhập khẩu; sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, thuế
suất này ngay lập tức sẽ được xóa bỏ đối với các sản phẩm tiêu nhập khẩu từ Việt
Nam.
Việc Việt Nam tham gia EVFTA cũng sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
xuất khẩu tiêu mở rộng thị trường và tạo cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành
chế biến hồ tiêu. Trước đây, xuất khẩu tiêu sang thị trường EU phải đáp ứng tiêu chuẩn
riêng của từng nước thì sau khi EVFTA có hiệu lực, các doanh nghiệp chỉ cần đáp ứng
tiêu chuẩn chung của toàn khối để có thể xuất khẩu sang các thị trường thuộc khối EU.


Việt Nam cũng sẽ tận dụng được cơ hội để phát triển ngành chế biến hồ tiêu khi các
nhà đầu tư trong khối EU chuyển nhà máy chế biến về Việt Nam để tận dụng nguyên
liệu và nhân công giá rẻ.
Tại thị trường trong nước, giá thu mua hạt tiêu có sự biến động tăng trong tháng
12/2019. So với tháng trước, giá hạt tiêu tại Bà Rịa Vũng Tàu, Đắc Lắc, Đắc Nông và
Bình Phước tăng 500 đ/kg lên 41.000 - 42.500 đ/kg. Tuy nhiên, xét cả năm 2019, giá
tiêu trong nước vẫn có xu hướng giảm mạnh, với mức giảm 10.500 – 11.000 đ/kg so
với thời điểm cuối năm 2018. Giá tiêu giảm do áp lực dư cung trên thị trường thế giới,
với lượng tồn kho lớn tại các nước sản xuất chính.
Trong năm tới, giá tiêu được dự báo sẽ khó có khả năng phục hồi, do nguồn
cung hồ tiêu toàn cầu vẫn còn dồi dào và nhu cầu của các nước tiêu dùng chưa có dấu
hiệu sẽ tăng trưởng mạnh.
7. Điều
Trong tháng 12/2019, khối lượng điều nhân Việt Nam xuất ước đạt 43 nghìn tấn
với giá trị 300 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu hạt điều năm 2019 ước đạt 457
nghìn tấn và 3,29 tỷ USD, tăng 22,4% về khối lượng nhưng giảm 2,1% về giá trị so với
cùng kỳ năm 2018. Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hà Lan là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn
nhất của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2019, chiếm thị phần lần lượt là 31,6%,
17,4% và 10,5% trong tổng giá trị xuất khẩu hạt điều. Trong 11 tháng đầu năm 2019,
các thị trường có giá trị xuất khẩu hạt điều tăng mạnh là Trung Quốc tăng 32,6%, Đức
tăng 18%, Tây Ban Nha tăng 14,2% và Bỉ tăng 12,6%. Trung Quốc tăng mua nhân điều
từ Việt Nam để bù đắp cho các loại hạt khác nhập từ Mỹ do ảnh hưởng chiến tranh
thuế quan Mỹ-Trung Quốc. Giá hạt điều xuất khẩu vẫn trong xu hướng giảm, cụ thể
bình quân 11 tháng đầu năm 2019 đạt 7.239 USD/tấn, giảm 20,5% so với cùng kỳ năm
2018.
Khối lượng điều thô nhập khẩu trong tháng 12/2019 ước đạt 94 nghìn tấn với
giá trị đạt 130 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị hạt điều nhập khẩu năm 2019
đạt 1,61 triệu tấn và giá trị đạt 2,15 tỷ USD, tăng 35,3% về khối lượng nhưng giảm
8,4% về giá trị so với năm 2018. Thị trường nhập khẩu hạt điều lớn nhất trong 11 tháng
đầu năm 2019 là Bờ Biển Ngà, chiếm 30,1% thị phần nhập khẩu của cả nước, tăng
29,9% về khối lượng nhưng giảm 10,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.
Trong nước, giá điều nguyên liệu tháng 12/2019 tiếp tục diễn biến tăng nhẹ so
với tháng trước. Cụ thể, điều khô mua xô tại Đắc Lắc từ 33.000 đ/kg vào đầu tháng
tăng lên 33.500 đ/kg; tại Đồng Nai giá điều thô ổn định ở mức 46.000 đ/kg. Tính chung
cả năm, giá điều thô mua xô diễn biến theo xu hướng giảm. Tại Đắc Lắc, mức giảm từ
10.000 – 12.000 đ/kg; tại Bình Phước mức giảm từ 10.000 – 12.000 đ/kg. Sản lượng
điều thô trong nước không nhiều, nhưng do doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu về
chế biến khiến giá điều trong nước ở mức thấp.


Trên thị trường thế giới, giá điều Ấn Độ duy trì thế vững trong tháng qua. Trong
đó, điều nhân loại WW240 giữ ở mức 11.300 USD/tấn; điều nhân loại WW320 ở mức
9.600 USD/tấn; điều nhân loại WW210 ở mức 137.860 USD/tấn; điều nhân WW180 ở
mức 15.360 USD/tấn.
Trong năm 2019, Ấn Độ tăng thuế nhập khẩu đối với các loại hạt từ Hoa Kỳ
khiến Ấn Độ đã giảm xuất khẩu điều nhân và đẩy mạnh tiêu thụ nội địa. Đây là cơ hội
cho Việt Nam tăng xuất khẩu điều nhân do Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của
Việt Nam trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, việc Ấn Độ tăng tiêu thụ nội địa và giảm
nhập khẩu các loại hạt từ Mỹ thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu điều nguyên liệu của nước
này. Điều này dẫn đến tình trạng giá điều thô nguyên liệu có xu hướng tăng trong năm
2019 vừa qua.
Vụ điều thô năm 2020 sẽ chào bán bắt đầu vào tháng 2 và tháng 3 và có khả
năng giảm dần từ tháng 5 – tháng 6 năm 2020 rồi lặp lại chu kỳ như năm 2019. Dự
báo, giá điều thô trên thị trường thế giới sẽ cơ bản giữ ở mức ổn định từ nay đến vụ
mới năm 2020. Tương tự, giá điều thô trong nước tiếp tục giữ ổn định cho đến đầu vụ
mới năm 2020.
8. Cao su
Khối lượng xuất khẩu cao su tháng 12/2019 ước đạt 181 nghìn tấn với giá trị đạt
238 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị xuất khẩu cao su năm 2019 ước đạt 1,68 triệu
tấn và 2,26 tỷ USD, tăng 7,7% về khối lượng và tăng 8,3% về giá trị so với năm 2018.
Trung Quốc, Ấn Độ, và Hàn Quốc là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt
Nam trong 11 tháng đầu năm 2019, chiếm thị phần lần lượt là 66,5%, 8,3% và 3%.
Khối lượng nhập khẩu cao su tháng 12/2019 ước đạt 81 nghìn tấn với giá trị đạt
119 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị cao su nhập khẩu năm 2019 ước đạt 741
nghìn tấn và 1,21 tỷ USD, tăng 19,8% về khối lượng và tăng 8,1% về giá trị so với năm
2018. Năm thị trường nhập khẩu cao su chủ yếu trong 11 tháng đầu năm 2019 là Hàn
Quốc, Nhật Bản, Campuchia, Lào và Đài Loan chiếm 63,1% thị phần. Trong 11 tháng
đầu năm 2019, thị trường có giá trị nhập khẩu cao su tăng mạnh nhất là Pháp (tăng
89,7%). Ngược lại, Thái Lan là thị trường có giá trị nhập khẩu cao su giảm mạnh nhất
(giảm 25%).
Giá cao su xuất khẩu bình quân của Việt Nam: Tháng 11/2019, giá cao su xuất
khẩu của nước ta bình quân đạt 1.316 USD/tấn, tăng 1,3% so với tháng 10/2019 và
tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2018. Như vậy, kể từ khi chạm đáy với giá xuất khẩu
bình quân vào tháng 12/2018 khoảng 1.200 USD/tấn, giá cao su đầu năm 2019 có dấu
hiệu phục hồi và đạt ngưỡng bình quân 1.443 USD/tấn vào cuối tháng 4/2019. Sau
những tháng đầu năm tăng, liên tiếp những tháng sau đó, giá cao su xuất khẩu giảm
dần, và rơi xuống mức xấp xỉ 1.300 USD/tấn vào tháng 10/2019. Tuy nhiên từ tháng
10/2019, giá cao su xuất khẩu đã có dấu hiệu hồi phục, do sự giảm .


Giá mủ cao su nguyên liệu trong nước: Tiếp tục xu hướng tăng nhẹ trong tháng
12/2019. Cụ thể, tại Bình Phước, giá mủ từ mức 270 đồng/độ lên 285 đồng/độ. Giá mủ
tại Đồng Nai không thay đổi ở mức 12.000 đồng/kg. So với thời điểm đầu năm, giá mủ
cao su tại Bình Phước diễn biến tăng, từ mức 240 - 250 đồng/độ lên 285 đồng/độ, trong
đó mức cao nhất đạt được trong năm là 290 đồng/độ vào tháng 5/2019 và 6/2019.
Giá cao su tại một số thị trường quốc tế: Tại Sở Giao dịch hàng hóa kỳ hạn
Tokyo (Tocom), giá cao su cũng tăng mạnh trong tháng 12 qua nhờ các nhà đầu tư đẩy
mạnh mua vào sau khi thỏa thuận thương mại cuối cùng đã làm thay đổi thuế quan mới
của Mỹ đối với hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc. Kết thúc phiên giao dịch 16/12,
giá cao su hợp đồng benchmark tháng 5/2020 leo lên mức cao mới 202,5 yên, tăng 13,2
yên (tương đương 7%) so với phiên đầu tháng (2/12). Trước đó, ngày 13/9, hợp đồng
benchmark tháng 5/2020 đạt mức đỉnh 202,9 yên/kg.
Giá cao su physical trên thị trường châu Á cũng tăng cùng với xu thế trên thị
trường kỳ hạn. Cụ thể, giá cao su RSS3 Thái Lan ngày 13/12 ở mức 1,63 USD/kg, tăng
0,10 USD/kg; STR20 Thái Lan ở mức 1,50 USD/kg, tăng 0,08 USD/kg; SMR20
Malaysia ở mức 1,50 USD/kg, tăng 0,09 USD/kg, SIR20 Indonesia ở mức 1,50
USD/kg, tăng 0,09 USD/kg so với ngày 29/11.
Triển vọng thị trường cao su Việt Nam có dấu hiệu khởi sắc trong năm 2020, do:
(1) Triển vọng thương mại: Thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung có triển vọng
đạt được từng phần.
(2) Triển vọng tăng trưởng phục hồi: Thị trường hy vọng việc cắt giảm lãi suất của
Trung Quốc sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kích thích nhu cầu tiêu thụ cao su.
(3) Dự báo cung giảm: Theo Hội đồng Cao su Quốc tế ba bên (ITRC), sản lượng
cao su của các nhà sản xuất cao su tự nhiên hàng đầu thế giới như Thái Lan, Indonesia
và Malaysia dự báo giảm 800.000 tấn trong năm 2019, do ảnh hưởng bởi bệnh nấm.
(4) Sức ép tăng thu nhập cho người trồng cao su: Thái Lan (chiếm tới 40% nguồn
cung toàn cầu) vừa phê chuẩn kế hoạch 20 năm phát triển ngành cao su, theo đó giảm diện
tích trồng cao su tới 21% trên cả nước và tăng giá trị xuất khẩu cao su gấp 3 lần.
9. Sản phẩm chăn nuôi
Giá lợn nạc giao tháng 12/2019 thị trường Chicago, Mỹ biến động tăng trong
tháng qua với mức tăng 1,325 UScent/lb lên 69,5 UScent/lb (tương đương 35.460
đ/kg). với hy vọng một thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 do Washington và Bắc Kinh
công bố sẽ kích thích Trung Quốc nhập khẩu thêm nhiều thịt lợn. Trong khi đó, tại
châu Âu, giá thịt heo cũng đang tăng cao do nhu cầu ngày một nhiều cho dịp giáng sinh
và năm mới 2020. Giá tại châu Âu đã tăng mạnh chưa từng thấy cũng kéo kim ngạch
xuất khẩu thịt heo của khối liên minh trong cùng kì tăng gần 75% lên 642,5 triệu bảng.


Trong tháng 12/2019, giá lợn hơi trong nước biến động tăng mạnh do nguồn
cung giảm. Tại miền Bắc, giá lợn hơi tăng 15.000 – 18.000 đ/kg. Giá lợn hơi tại Bắc
Giang lên tới 92.000 đ/kg; Tuyên Quang có nơi lên 88.000 - 89.000 đ/kg. Tại Chương
Mỹ, giá lợn có nơi đã lên tới 93.000 đ/kg. Các tỉnh Thái Bình, Hưng Yên, Ba Vì dao
động quanh mức 92.000 đ/kg; Hà Nam đạt khoảng 88.000 - 92.000 đ/kg. Tại Nam
Định, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, lợn hơi được thu mua trong khoảng 85.000 -
88.000 đ/kg. Như vậy, giá lợn tại khu vực đang giao dịch ở mức rất cao 85.000 -
93.000 đ/kg.
Giá lợn hơi tại miền Trung, Tây Nguyên đang dao động trong khoảng 74.000 -
82.000 đ/kg, tăng 9.000 - 11.000 đ/kg. Mức giá cao nhất tại khu vực tập trung ở Bắc
Trung Bộ, đạt 82.000 đ/kg. Còn những tỉnh, thành còn lại báo phổ biến ở mức 74.000 -
75.000 đ/kg. Tính chung toàn miền, giá trung bình đạt khoảng 76.000 đ/kg.
Tại miền Nam, giá lợn hơi cũng biến động tăng, mức tăng từ 8.000 – 12.000
đ/kg với giá lợn đạt trên 80.000 đ/kg tại nhiều nơi, như thủ phủ nuôi lợn Đồng Nai đạt
85.000 đ/kg; Vũng Tàu, Bến Tre, Trà Vinh cũng báo ở mức 83.000 đ/kg. Còn các tỉnh
Bình Phước, Bình Dương, Vĩnh Long, Tiền Giang dao động quanh 80.000 - 81.000
đ/kg. Những tỉnh, thành gồm Đồng Tháp, Tây Ninh, Long An, TP HCM, Sóc Trăng,
Bạc Liêu, Cần Thơ... có lợn hơi giao dịch ở mức 72.000 - 79.000 đ/kg.
Nhìn chung cả năm 2019, giá lợn hơi biến động giảm là chủ đạo trong 3 quý đầu
năm và tăng mạnh trong quý cuối cùng của năm. So với cuối năm 2018, giá lợn hơi
miền Bắc tăng 41.000 – 44.000 đ/kg. Giá lợn hơi tại miền Trung, Tây Nguyên tăng
31.000 – 34.000 đ/kg. Giá lợn hơi tại miền Nam tăng 29.000 – 34.000 đ/kg.
Giá thu mua gà thịt lông màu tại trại ở Đông Nam Bộ và ĐBSCL tăng 4.000
đ/kg so với tháng 11/2019 lên mức 41.000 – 42.000 đ/kg. Giá thu mua gà thịt lông
trắng tại hai khu vực này tăng 4.000 – 6.000 đ/kg lên 38.000 – 39.000 đ/kg. Giá trứng
gà tại trại giảm 150 – 200 đồng/quả xuống còn 1.450 – 1.550 đ/quả. Giá gà tăng là do
vào tháng 9/2019, giá gà giảm mạnh khiến nhiều cơ sở chăn nuôi đua nhau bán để cắt
lỗ nên nguồn cung giảm mạnh tới 30-40% đã đẩy giá gà tăng trở lại. Bên cạnh đó, do
dịch tả lợn châu Phi lan rộng, nguồn cung thịt lợn giảm khiến giá lợn tăng vọt, người
dùng chuyển sang tiêu thụ thịt gà.
Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi tháng 12 năm 2019 ước đạt 65 triệu
USD, đưa giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi năm 2019 ước đạt 710 triệu USD,
tăng 10,6% so với năm 2018.
10. Thủy sản
Theo số liệu mới nhất của Cục Nghề cá biển Hoa Kỳ (NMFS), trong 10 tháng
đầu năm 2019, giá cá tra đông lạnh nhập khẩu trung bình của Mỹ đạt 3,95 USD/kg,
giảm 5% so với cùng kỳ năm 2018. Tương tự, giá tôm nhập khẩu của Mỹ trung bình
đạt 8,22 USD/kg, giảm 10,8% so với cùng kỳ 2018.


Giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL trong tháng cuối năm có xu hướng giảm do
mức độ giao dịch có phần chững lại và có chiều hướng đi xuống so với tháng trước,
dao động ở mức thấp 19.000-19.500 đ/kg đối với cá tra loại I (800-900g/con), giảm
khoảng 1.000 đ/kg so với tháng 11. Thị trường giao dịch chậm, các công ty chủ yếu thu
hoạch cá trong vùng nuôi của doanh nghiệp và thu mua theo hợp đồng liên kết với các
hộ nuôi cá. Bước sang những tháng đầu năm 2019, giá cá tra nguyên liệu đã liên tục sụt
giảm so với những năm trước và hiện dao động ở mức trên dưới 20.000 đồng/kg. Mặc
dù xuất khẩu thường tăng khá mạnh ở các tháng cuối năm, nhưng dự báo giá khó biến
động mạnh cho đến quí I/2020, nghĩa là vẫn ở mức thấp.
Giá tôm nguyên liệu trong tháng 12/2019 có xu hướng tăng giá với cả tôm sú và
tôm thẻ chân trắng do nguồn cung thấp, nhu cầu cao. Tại Bạc Liêu, giá tôm sú ướp đá
cỡ 20 con/kg tăng 20.000 đ/kg lên 230.000 đ/kg, cỡ 30 con/kg tăng 10.000 đ/kg lên
180.000 đ/kg, cỡ 40 con/kg 142.000 đ/kg. Giá tôm thẻ ướp đá cỡ 60 con/kg tăng
35.000đ lên mức 145.000 đ/kg, cỡ 70 con/kg tăng 35.000đlên 135.000 đ/kg, cỡ 100
con/kg tăng 10.000-15.000 đ/kg lên 95.000- 100.000 đ/kg. Hiện nay, cầu vượt cung đối
với tôm thẻ vì thời gian trước giá thấp, người dân chuyển qua nuôi tôm sú nên lượng
tôm thẻ ít so với nhu cầu; mặt khác các doanh nghiệp đang cần nguồn nguyên liệu để
xuất sang Trung Quốc theo đường chính ngạch nên dẫn đến cầu vượt cung.
Trong năm 2019, nhìn chung thị trường tương đối ổn định đối với tôm sú nhưng
đối với tôm thẻ chân trắng có sự biến động khá nhiều. Thời điểm giữa năm, giá tôm thẻ
nguyên liệu sụt giảm mạnh, loại 100 con/kg chỉ còn khoảng 60.000 – 70.000 đồng/kg,
người nuôi tôm lỗ vốn hoặc không có lời. Tình trạng treo ao xuất hiện dẫn đến sản
lượng giảm nên giá tôm nguyên liệu những tháng cuối năm tăng mạnh. Hiện nay, tín
hiệu phục hồi giá tôm nguyên liệu đã tạo tâm lý cho người nuôi yên tâm, phấn khởi và
huy động công sức, vốn liếng để đầu tư nuôi tôm.
Giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 12/2019 ước đạt 806 triệu USD, đưa giá trị xuất
khẩu thủy sản năm 2019 ước đạt 9,63 tỷ USD, tăng 2,7% so với năm 2018. Nhật Bản,
Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản
Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2019, chiếm 57,8% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản.
Trong 11 tháng đầu năm 2019, các thị trường có giá trị xuất khẩu thủy sản tăng mạnh
là Trung Quốc tăng 19,7% và Đài Loan tăng 9,7%, Hoa Kỳ: 1,35 tỷ USD, giảm 8,8%;
Nhật Bản: 1,35 tỷ USD, tăng 6,8%; EU (28 nước) với 1,19 tỷ USD, giảm 11,8% so với
cùng kỳ 2018.
Về chủng loại xuất khẩu: cá tra đạt 1,8 tỷ USD giảm 11%; tôm đạt 3,08 tỷ USD
giảm 5,7%%; cá ngừ đạt 668,946 triệu USD tăng 12%; các loại cá khác đạt 1.519,252
triệu USD tăng 15,9%; Cua, ghẹ và giáp xác khác đạt 138,037 triệu USD tăng 16,5%;
cá tra đạt 1.815,764 triệu USD giảm 11%; mực và bạch tuộc đạt 531,153 triệu USD
giảm 12,5% so với cùng kỳ năm 2018.


Giá trị nhập khẩu mặt hàng thủy sản tháng 12/2019 ước đạt 132 triệu USD, đưa
tổng giá trị thủy sản nhập khẩu năm 2019 ước đạt 1,74 tỷ USD, tăng 1% so với năm
2018. Thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất trong 11 tháng đầu năm 2019 là Nauy,
chiếm 12,1% thị phần, tiếp đến là Ấn Độ và Trung Quốc với thị phần lần lượt là 11,1%
và 7,8%. Thị trường có giá trị nhập khẩu thủy sản tăng mạnh nhất so với cùng kỳ năm
2018 là Philippin (gấp 2,13 lần), ngược lại thị trường có giá trị nhập khẩu thủy sản
giảm mạnh nhất là Ấn Độ giảm -44,3%.
11. Gỗ và sản phẩm gỗ
Trong năm 2019, ngành lâm nghiệp của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu
quan trọng. Năm 2019, giá trị xuất khẩu năm 2019 của ngành lâm nghiệp đạt 11,2 tỷ
USD, trong đó gỗ và sản phẩm gỗ đạt 10,5 tỷ USD. Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ
gỗ của Việt Nam đứng thứ 5 trên thế giới và đứng hai ở Châu Á và đã xuất khẩu sang
180 thị trường trên thế giới. Năm 2019, tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,5%; tỷ lệ diện tích
rừng trồng có nguồn giống có kiểm soát và chứng nhận đạt 91%, tăng 20% so với năm
2018. Diện tích rừng được cấp chứng chỉ FSC đạt 250.061 ha năm 2019 (tăng từ
134.980 ha năm 2015). Sản lượng gỗ khai thác từ rừng tập tung tăng lên đạt 16 triệu
m3, tăng 4,8% đáp ứng trên 80% nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ
của cả nước.
Về thương mại, giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ tháng 12/2019 ước đạt
998 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2019 ước đạt 10,52 tỷ
USD, tăng 18,2% so với năm 2018.Trong năm 2019, gỗ và các sản phẩm từ gỗ là nhóm
sản phẩm có thặng dư thương mại lớn nhất trong các sản phẩm nông lâm thủy sản xuất
khẩu của Việt Nam với mức thặng dư 8,01 tỷ USD, tăng tới 21,5% so với cùng kỳ năm
2018.Trong năm 2019 Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc là 4 thị trường
nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam chiếm 80,8% tổng giá trị xuất
khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.Trong 11 tháng của năm 2019, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm
từ gỗ của Việt Nam sang thị trường Mỹ đạt 4,73 tỷ USD, tăng 35,2% so với năm 2018;
xuất khẩu sang các thị trường gồm Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc có giá trị xuất
khẩu lần lượt đạt 1,2 tỷ USD, 1,04 tỷ USD và 0,72 tỷ USD; tương ứng với mức tăng
15,7% đối với Nhật Bản; 4,3% đối với Trung Quốc và giảm 16,7% đối với thị trường
Hàn Quốc so với năm 2018.
Giá trị nhập khẩu tháng 12/2019 ước đạt 212 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập
khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2019 ước đạt 2,51 tỷ USD, tăng 8,5% so với năm 2018.
Trong năm 2019, Trung Quốc là thị trường lớn nhất của Việt Nam với khoảng 25% thị
phần nhập khẩu.
Trong năm 2019, Việt Nam được là đã tận dụng tốt được cơ hội xuất khẩu nhờ
căng thẳng thương mại Mỹ - Trung so với các nhà xuất khẩu gỗ nhiệt đới khác như
Indonesia, Malaysia hay một số nhà xuất khẩu khác. Đây là một trong những động lực


chính thúc đẩy xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam trong năm qua, bên
cạnh việc tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA.
Các động lực tăng trưởng xuất khẩu này cũng chính là yếu tố góm phần thu hút đầu tư
nước ngoài vào ngành gỗ của Việt Nam trong năm vừa qua.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý
Thứ nhất, rà soát lại các loại hình đầu tư vào ngành gỗ Việt Nam bao gồm: đầu
tư mới, các dự án tăng vốn và dự án mua cổ phần. Trong số đó, nên ưu tiên rà soát các
dự án đầu tư mới, có quy mô nhỏ, đặc biệt là các dự án đầu tư mới có vốn đăng ký nhỏ
trong năm 2019.
Thứ hai, cac cơ quan quản lý Nhà nước trung ương và địa phương cần phối hợp
chặt chẽ với các hiệp hội gỗ địa phương để theo dõi, nắm bắt tình trạng đầu tư chế biến
gỗ tại các địa phương.
Thứ ba, các cơ quan quản lý nhà nước tăng cường kiểm tra và xử lý vấn đề gian
lận thương mại. Bên cạnh đó, cần có những chính sách hỗ trợ cho việc kết nối, trao đổi
thông tin giữa các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy quá trình dịch chuyển về trình độ
quản lý, lao động tay nghề cao, khoa học và công nghệ từ khối doanh nghiệp FDI sang
khối doanh nghiệp nội địa.
Thứ tư, cần có những chính sách hỗ trợ cho việc kết nối, trao đổi thông tin giữa
các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy quá trình dịch chuyển về trình độ quản lý, lao
động tay nghề cao, khoa học và công nghệ từ khối doanh nghiệp FDI sang khối doanh
nghiệp nội địa

nguồn trích dẫn: 

Trung tâm Tin học
và Thống kê
Cục Chế biến và Phát triển
Thị trường Nông sản
Viện Chính sách và Chiến lược
Phát triển nông nghiệp nông thôn

 

Trụ sở chính

Công ty TNHH cao su Đắk Lắk (DAKLAORUCO)
Địa chỉ: Nhà số 236 đường số 11, Bản Tha Luống , Thành phố Pakse, Tỉnh Champasak, Lào PDR.
Tel: +856 31212570; Fax: +856 31252982
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Website: www.daklaoruco.com